(HCM) 0987 256 898 - (HN) 097 1234 510

Nhà Phân Phối Sản Phẩm Công Nghệ Hàng Đầu Việt Nam!

Những chức năng 'khó đỡ' của nút Like

Những chức năng 'khó đỡ' của nút Like

  26/09/2019

  Admin

Người sử dụng Facebook tại Việt Nam đang gán cho nút Like những "nhiệm vụ" mà có lẽ các ông chủ của mạng xã hội này cũng không ngờ tới.

Cùng với Comment (bình luận), Share (Chia sẻ), Like (thích) là một trong ba nút xuất hiện dưới mỗi nội dung mà người dùng đăng lên mạng xã hội lớn nhất thế giới. Facebook mô tả: "Like là cách người dùng đưa ra phản hồi tích cực và kết nối đến những thứ họ quan tâm". Nó giúp người sử dụng thể hiện sự "thích", tán thành, ủng hộ một thông tin nhất định trên Facebook và trên diễn đàn, website tin tức, blog... (nơi Like được tích hợp). Tuy nhiên, các thành viên đã trao cho biểu tượng hình bàn tay này vô số những "vai trò" mới và gây bức xúc trên mạng. 

Like như một trò tiêu khiển

Nếu muốn bình luận hoặc chia sẻ, người dùng sẽ phải thực hiện ít nhất 2 lần bấm nút cũng như phải nghĩ xem nên đưa ra nhận xét gì. Trong khi đó, Like chỉ cần nhấn một lần. Vì thế, chức năng này được thành viên khai thác triệt để. Họ "like" nhưng không có nghĩa thích hay đồng tình với nội dung đó mà chỉ đơn giản là họ lười comment nhưng vẫn muốn thông báo cho người đăng biết là họ đã đọc rồi. Hoặc khi đang sa đà vào một cuộc tranh luận, người dùng có thể bấm Like vào lời bình luận cuối cùng như một cách kết thúc cuộc đối thoại.

Tuy nhiên, có những người tự nhận là "Hoàng tử lai", "Như lai thần chưởng", "Phật tổ như lai" và sẵn sàng lao vào "like" bất cứ thứ gì họ đọc, xem được mà không cần biết nội dung đó có đáng "like" hay không. Chính vì thế, đôi khi những status than thở chuyện bị móc túi, bị ngã xe... cũng thu hút cả chục người "thích". Nếu bị vặn vẹo, những người đó sẽ trả lời rằng: "Chỉ đùa thôi mà" hoặc "Tôi like là để thể hiện an ủi, đồng cảm". Nói cách khác, ý nghĩa của từ này không còn giữ nguyên như trong từ điển hay như cách Facebook định nghĩa ở trên, mà đã được biến thể thành vô số nghĩa khác và người nhận Like sẽ phải cố mà hiểu, diễn giải sao cho đúng ẩn ý của người bấm Like.

Like thể hiện sức hút

Theo kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây ở Đức, không ít thành viên Facebook ghen tị chỉ vì thấy status của người khác được quá nhiều người "like". Họ tin rằng càng nhận nhiều Like thì sức hút của họ càng lớn. Chẳng thế mà có người ấm ức khi cô ca sĩ A, chàng diễn viên B mới đăng lên status lãng xẹt, vô thưởng vô phạt kiểu "Ôi đói quá" hay "Xong rồi" thì chỉ 5 phút sau đã có hàng nghìn lượt Like mà có lẽ chính chủ nhân câu nói đó cũng không hiểu người ta thực sự "thích" điều gì ở đây. Trong khi đó, họ viết một status đầy lớn lao về tình hình kinh tế, chính trị của đất nước mà suốt cả sáng không một ai ngó ngàng, khiến họ cảm thấy không vui, thậm chí hụt hẫng hay "tự kỷ" vì bị thờ ơ, chẳng ai quan tâm.

Một Like = Một cục gạch

Không chỉ dừng lại ở các mức độ nhẹ nhàng như trên, người ta đã nghĩ ra đủ chức năng biến thái cho nút Like. Trước một tội ác hay một hành động ngông cuồng, Like đóng vai trò như một cục gạch tấn công những kẻ đó. Trước một hoàn cảnh thương tâm, một số phận bất hạnh, Like có giá trị tương đương 1-5 USD để cứu chữa hoặc bằng một lời cầu nguyện. Đây là một trong những nội dung hút được lượng Like nhiều nhất dù người tham gia không hề biết đến tính trung thực, nguồn gốc xuất xứ của câu chuyện (nhiều ảnh, truyện đã xuất hiện cách đây cả chục năm nhưng vẫn được các trang "đào mộ" đăng lại để câu kéo).

"Nhiều trang đăng ảnh những em bé bệnh tật, tội nghiệp để lợi dụng lòng thương của người khác với khẩu hiệu một like sẽ được một cái quái quỷ gì đó. Có trời mới biết thực hư ra sao", độc giả Ticon chia sẻ sự bức xúc.

Người ta còn "like" để thể hiện thái độ "ghét" một ca sĩ hát dở, để "dìm hàng" một diễn viên đang gặp scandal, để bảo vệ thần tượng và để... phản đối chính hành động câu Like. Like cũng giúp người ta khẳng định mình là người Việt Nam, mình hiếu thảo, giúp ngủ ngon, cứu thế giới, được may mắn, hạnh phúc... (với các bức ảnh có chú thích gây phẫn nộ kiểu "không Like thì bạn không yêu nước, không Like thì bạn sẽ mất ngủ, không Like nghĩa là bạn không yêu mẹ...). Nhiều người cho hay, dù rất bực mình khi gặp phải những nội dung như vậy nhưng họ vẫn làm theo chỉ vì sợ mình... không yêu mẹ thật. 

Độc giả Love-footy đã nhận xét trên VnExpress.net rằng: "Không rõ ở nước ngoài thế nào, chứ ở Việt Nam thì trò câu Like trên Facebook đang là một vấn nạn".

Một số hình ảnh về "vấn nạn câu Like" trên Facebook:

Like-5-jpg-1359014613_500x0.jpg
Bấm Like gặp may mắn.
Like-7-jpg-1359014613_500x0.jpg
Một Like bằng một cục gạch cho hành động vô cảm.

Like-16-jpg-1359016169_500x0.jpg

Like để phản đối những thanh niên ngông cuồng.

Like-11-jpg-1359014613_500x0.jpg

Không Like là không yêu nước.
Like-14-jpg-1359014614_500x0.jpg
Like thay cho đề nghị tử hình.

Like-17-jpg-1359016169_500x0.jpg

Không Like sẽ gặp xui xẻo, không yêu mẹ...
Like-9-jpg-1359014613_500x0.jpg
Nhiều người vẫn cố bấm Like chỉ để khẳng định họ yêu mẹ.
Like-6-jpg-1359014613_500x0.jpg
Phản đối trò "câu Like" để... câu Like.
Like-18-jpg-1359016169_500x0.jpg
Một lời kêu gọi khá phổ biến trên Facebook là: "1 triệu Like để cứu/phản đối/ủng hộ...".
Like-20-jpg-1359016169_500x0.jpg
Trên thế giới, nút Like quái đản tới mức giúp thanh niên có cơ hội "lên giường" với bạn gái.Xem chi tiết

Châu An