Định nghĩa về chuẩn Wifi AC trên các thiết bị Android Box
Định nghĩa về chuẩn Wifi AC trên các thiết bị Android Box
Hiện nay, với nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ, cần đáp ứng nhiều tới truyền thông, việc sử dụng wifi đã trở nên tất yếu với tất cả mọi người. Từ công sở, trường học, sân bay, tới các khu vui chơi, giải trí, bệnh viện, hộ gia đình, ai cũng cần sử dụng. Việc phát triển các wifi mạnh, không bị giật lag trong quá trình sử dụng là rất cần thiết. Wifi AC ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu đó, vậy các bạn đã hiểu thế nào là Wifi AC? Hôm nay, ITVPlus sẽ cùng các bạn tìm lời giải đáp cho vấn đề này.
Wifi AC hay còn có tên gọi là Wifi 5G
Bắt đầu xuất hiện từ năm 2013 nhưng tới nay Wifi AC mới được nhiều người biết tới và được áp dụng đưa vào để trang bị cho các sản phẩm công nghệ mới.
Điển hình như ''Siêu phẩm'' Himedia Q10 Pro - một sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, với tốc độ xử lý cực nhanh, đưa ra chất lượng hình ảnh và âm thanh hàng đầu hiện nay.
So với Wi-Fi 802.11n đã từng được dùng rất phổ biến , chuẩn 802.11ac mang lại tốc độ nhanh hơn.
Wifi AC hiện vẫn đang là chuẩn Wifi mới nhất và được ưa chuộng nhất hiện nay
Năm 1997 Wifi chuẩn 802.11 bắt đầu xuất hiện, con số ''802'' đến từ bộ quy chuẩn IEEE 802 của Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử IEEE phát hành cho các kết nối điện tử. Mạng Ethernet (mạng LAN) được đánh ký hiệu 802.3, mạng Bluetooth bắt đầu bằng 802.15 còn mạng Wi-Fi bắt đầu với 802.11. Đây cũng là lý do vì sao các chuẩn Wi-Fi đều bắt đầu với con số 802.11
Để đảm bảo tính tương thích với các thế hệ phần cứng và mạng khác nhau, mỗi thiết bị (smartphone, router, tablet, laptop v…v…) đều sẽ hỗ trợ nhiều chuẩn mạng khác nhau. Bởi vậy bạn có thể thấy những chiếc Himedia Q5 Pro hoặc Vinabox X10 hỗ trợ chuẩn mạng Wifi 802.11 a/b/g/n/ac, tức là toàn bộ các chuẩn Wifi từ cũ tới mới.
Các chuẩn Wifi đã từng ra đời vào các mốc thời gian
Năm 1997: 802.11: Wifi thế hệ thứ nhất, có thể mang lại tốc độ 1Mb/s và 2Mb/s, sử dụng băng tần 2,4GHz của sóng radio hoặc hồng ngoại.
Năm 1999: 802.11b: Wifi thế hệ thứ hai, có khả năng mang lại tốc độ 11Mb/s ở băng tần 2.4 GHz trên sóng radio. Đồng thời xuất hiện cùng với 802.11b còn có Wifi thế hệ thứ ba 802.11A, tuy nhiên nó lại ra mắt cùng thời điểm với 802.11b. chuẩn A mang lại tốc độ truyền tải nhanh hơn, lên đến 54Mb/s vì sử dụng băng tần 5GHz nhưng lại bị hạn chế về tầm phủ sóng so với 802.11b.
Năm 2003: 802.11g: Wifi thế hệ thứ ba, tốc độ truyền tải 54Mb/s và sử dụng băng tần 2,4GHz. Đây là chuẩn mạng vẫn còn xuất hiện ở nhiều thiết bị đến tận ngày hôm nay.
Năm 2009: 802.11n: Wifi thế hệ thứ tư, tốc độ tối đa 600Mb/s (trên thị trường phổ biến có các thiết bị 150Mb/s, 300Mb/s và 450Mb/s). Chuẩn này có thể hoạt động trên cả hai băng tần 2,4GHz lẫn 5GHz và nếu router hỗ trợ thì hai băng tần này có thể cùng được phát sóng song song nhau.
Năm 2013: 802.11ac: tốc độ tối đa hiện là 1730Mb/s (sẽ còn tăng tiếp) và chỉ chạy ở băng tần 5GHz. Một số mức tốc độ thấp hơn (ứng với số luồng truyền dữ liệu thấp hơn) bao gồm 450Mb/s và 900Mb/s.
> Tham khảo một số sản phẩm Android Box có chuẩn Wifi AC.
Các chuẩn Wifi được phát triển từng giai đoạn, có các mức phát sóng khác nhau
Trên băng tần 5GHz, Wifi AC hỗ trợ các kênh với độ rộng băng thông 20MHz, 40Mhz, 80MHz và 160MHz. Trong khi đó 802.11n chỉ hỗ trợ kênh 20MHz và 40MHz. Rõ ràng, kênh 80MHz đã truyền tải dữ liệu sẽ vượt trội hoàn toàn so với kênh 40HMz
Spatial stream là một luồng dữ liệu được truyền đi bằng công nghệ đa angten MIMO. Nó cho phép một thiết bị có thể phát đi cùng lúc nhiều tín hiệu bằng cách sử dụng nhiều hơn 1 angten. 802.11n có thể đảm đương tối đa 4 spatial stream, còn với Wifi AC thì con số này được đẩy lên đến 8 luồng. Tương ứng với đó sẽ là 8 angten, còn gắn trong hay ngoài thì tùy nhà sản xuất nhưng thường họ sẽ chọn giải pháp gắn trong để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Với các đời wifi cũ, một thiết bị có thể truyền nhiều spatial stream nhưng chỉ tới 1 địa chỉ duy nhất, có nghĩ là một người dùng (hoặc một thiết bị) chỉ có thể nhận dữ liệu ở 1 thời điểm. Chúng ta có thể gọi là single-user MIMO (SU MIMO). Còn với wifi AC được bổ sung vào multi-user MIMO là một kỹ thuật mới. Cho phép một access point sử dụng nhiều angten cùng lúc truyền tải tới nhiều người dùng (nhiều thiết bị) cùng lúc và trên cùng một băng tần. Giảm độ trễ đáng kể khi các thiết bị nhận sẽ phải chờ tới lượtmình như SU MIMO.
MU MIMO của Wifi giúp giải quyết triệt để vấn đề cấp đường truyền tới từng thiết bị
Ngoài ra, Wifi AC còn có chức năng Beamforimg, tức là router sẽ có khả năng xác định vị trí của thiết bị nhận, ví dụ như laptop, smartphone, tablet, để rồi tập trung đẩy năng lượng tín hiệu lên mức mạnh hơn hướng về phía thiết bị đó. Mục đích của beamforming đó là giảm nhiễu.
Với Android Box được gắn kèm mỗi TV, không còn cần lo lắng về việc bị chậm vì băng thông không đáp ứng được
Trên đây, ITVPlus đã cùng các bạn tìm hiểu về Wifi AC - một công nghệ mới giúp giải quyết triệt để vấn đề mạng yếu, băng thông bị giảm do vật cản khi lắp đặt tại nhà. Tất nhiên, việc bạn sử dụng 1 đường truyền mạng khỏe, một modem wifi tốt, có tích hợp wifi AC sẽ hoàn toàn vô dụng nếu không có các thiết bị tích hợp Wifi AC.
ITVPlus sẽ chia sử cùng bạn một số thiết bị Android Box đã tích hợp Wifi AC (wifi 2 băng tần 2.4GHz và 5GHz) và được ITVPlus phân phối độc quyền toàn Việt Nam, đảm bảo cho các bạn về độ bền bỉ, sử dụng tốt, hậu mãi tuyệt vời đi kèm nhiều gói quà tặng độc quyền:
- Himedia Q10 Pro
- Himedia Q5 Pro
- Himedia H8 Plus
- Himedia A5
- Vinabox X10 bản RAM 3G
- Vinabox X10 bản RAM 2G
Tất nhiên, với việc chưa thể sở hữu công nghệ Wifi AC cho gia đình, các bạn cũng không nên bỏ lỡ những chiếc Android Box có cấu hình tương đối tốt, được ITVPlus đảm bảo hoàn toàn về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Chúc các bạn có những lựa chọn đúng đắn cho gia đình. Thân ái!!!