(HCM) 0987 256 898 - (HN) 097 1234 510

Nhà Phân Phối Sản Phẩm Công Nghệ Hàng Đầu Việt Nam!

“Viễn thông Việt Nam: thị trường hứa hẹn, nhưng lúng túng trong quản lí”

“Viễn thông Việt Nam: thị trường hứa hẹn, nhưng lúng túng trong quản lí”

  26/09/2019

  Admin

Đó là nhận định của Ajay Sunder – Giám đốc cao cấp phụ trách CNTT của hãng tư vấn Frost & Sullivan khi phân tích thị trường di động Việt Nam trên tạp chíTelecomAsia tháng 11/2012.

Ảnh
Lòng trung thành của người dùng di động Việt Nam khá thấp. Ảnh: Internet.

Thị trường di động Việt Nam có 6 nhà mạng tham gia khai thác, trong đó 3 nhà mạng hàng đầu kiểm soát tới 90% thị phần. Dù cơ quan quản lí viễn thông không giới hạn số lượng cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải đối mặt với thách thức tăng trưởng trong bối cảnh thị trường do các công ty nhà nước thống trị. Vimpelcom và SK Telecom đã tuyên bố rút khỏi thị trường Việt Nam, tước đi lượng vốn đầu tư nước ngoài rất cần thiết. Hutchison Telecom là nhà khai thác nước ngoài duy nhất còn đặt niềm tin vào thị trường.

Tháng 6/2011, cơ quan quản lí viễn thông tuyên bố nhà đầu tư nắm giữ hơn 20% cổ phần một doanh nghiệp viễn thông không được phép nắm thêm 20% cổ phần của doanh nghiệp cạnh tranh. Tuy nhiên, VNPT gần đây vừa đệ trình Chính phủ phê duyệt phương án sáp nhập hai công ty con là MobiFone, VinaPhone; nếu được thông qua sẽ gây ra độc quyền thị trường. Hồi đầu năm 2012, VNPT và Viettel được yêu cầu giảm giá thuê kênh xuống mức trước khi hai doanh nghiệp tăng mạnh đầu năm 2011. Yêu cầu được đưa ra nhằm giải quyết những phàn nàn về việc nhà mạng tăng giá thuê thêm 276% song mức giảm sau khi đã sửa đổi vẫn là không đáng kể.

Hơn 95% thị phần di động là thuê bao trả trước. Thị trường di động Việt Nam vô cùng nhạy cảm về giá và lòng trung thành của khách hàng yếu. Do người tiêu dùng liên tục tìm kiếm các khoản khuyến mại lớn, nhà mạng cũng liên tục phải chịu áp lực cạnh tranh quyết liệt về giá và khuyến mại như miễn phí đàm thoại, tin nhắn nhằm bảo vệ thị phần.

Theo thống kê, tỉ lệ tiếp cận điện thoại di động năm 2010 của Việt Nam đạt 130%. Để duy trì tăng trưởng thuê bao, cạnh tranh giá trực tiếp là chiến lược chủ yếu của nhà mạng.

Việt Nam có chỉ số ARPU (doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao) đạt 3,68 USD/tháng, trong đó ARPU trả trước cao hơn hẳn, đạt 15,87 USD/tháng. Vietnamobile và Gtel nổi tiếng vì hay sử dụng giá cước thấp để tăng thị phần. Như một hệ quả, Viettel dù lâu nay vẫn nổi tiếng với chiến lược "di động bình dân", cũng phải chống chọi với áp lực giá để duy trì sức hấp dẫn với thị trường đại chúng.

Dữ liệu chiếm tỉ lệ khá cao trong ARPU nhưng phần lớn tới từ tin nhắn dữ liệu giá trị thấp dùng công nghệ USSD thay vì băng thông rộng tốc độ cao. Tỉ lệ chuyển mạng đạt 59,8% trong năm 2010 do mức giảm giá quyết liệt từ nhiều "người chơi" trên thị trường dẫn tới người dùng liên tiếp thay đổi các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Dự kiến tình hình này sẽ diễn tiến khả quan sau khi EVN Telecom đã được sáp nhập với Viettel và nếu kế hoạch sáp nhập MobiFone – VinaPhone được thông qua.

Sự thống trị mạnh mẽ của công ty nhà nước, thiếu hỗ trợ từ nhà quản lí và thiếu dịch vụ sáng tạo có thể thu về lợi nhuận là những yếu tố quan trọng dẫn tới tình hình hiện nay của thị trường viễn thông di động Việt Nam.

Theo ICTnews/TelecomAsia